Nghe tinh dầu tràm chúng ta nghĩ đó là 1 loại, nhưng thực ra do cách gọi và quen thuộc thì tinh dầu tràm là tên gọi tắt của tinh dầu tràm gió, hay cây tràm gió. Nhưng không phải, tinh dầu tràm gió và tràm trà là 2 loại khác biệt nhau hoàn toàn!
Tràm Trà và Tràm Gió là hai loài thực vật dùng để chiết xuất tinh dầu giá trị kinh tế cao. Cả hai loại đều thuộc cùng một chi Tràm Melaleuca, Họ Đào kim nương (Myrtaceae) nhưng lại có đặc điểm, nguồn gốc, tác dụng và giá trị khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phân biệt cây Tràm Gió và Tràm Trà và việc nhầm lẫn thường xuyên xảy ra. Cùng Tinh dầu thiên nhiên Nguyên Hồng tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm riêng, khác biệt của cây tràm gió và tràm trà trong bài viết sau đây.
1. Cây Tràm Gió
Cây Tràm Gió là cây thân gỗ, tên khoa học là Melaleuca cajuputi Powell, thuộc chi Tràm Myrtaceae và được trồng phổ biến ở Đông Nam Á, Úc, New Guinea và đảo Torres Strait.
Tràm gió là thực vậy có chiều cao trung bình đến cao, vỏ cây màu bạc và hoa màu trắng hoặc màu xanh lá. Cây tràm gió là nguyên liệu chưng cất ra tinh dầu Tràm Gió Cajeput với nhiều lợi ích trong cuộc sống hàng ngày đã được chứng minh.
Đặc điểm riêng của cây Tràm Gió
- Cây tràm gió có thể cao đến 35m.
- Vỏ cây màu xám, nâu, hoặc trắng tạo thành nhiều lớp. Ban đầu vỏ bóng mượt, sau đó cứng và tạo thành nhiều lớp sần sùi khi trưởng thành.
- Lá cây xếp xen kẽ, lá dài từ 40-140 mm, rộng 7,5-60 mm và thon dần ở cả hai đầu.
- Hoa có màu trắng, màu kem hoặc màu xanh lục vàng, hoa thường nở ở cuối cành cây và phát triển ra phía sau. Hoa mọc thành từng cụm dài hình trụ có 8 đến 20 chùm hoa, mỗi chùm có ba hoa. Thời điểm ra hoa tùy theo mỗi loại khác nhau.
- Quả hình hình tròn mọc dọc theo cành cây, mỗi quả có đường kính 2-2,8 mm.
Cây Tràm Gió.
Phân loại cây tràm gió
- Melaleuca cajuputi Powell subsp. cajuputi: hoa nở vào tháng 3 đến tháng 11. Cây phát triển và phân bố ở bán đảo Dampier, sông Calder, Tây Úc và Đông Timor.
- Melaleuca cajuputi subsp. cumingiana ( Turcz. ) Barlow: hoa nở từ tháng 2 đến tháng 12. Rừng tràm gió phân bố ở ven biển Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
- Melaleuca cajuputi subsp. platyphylla Barlow: hoa nở từ tháng Giêng đến tháng Năm và tháng 8 – tháng 9. Cây phát triển ở New Guinea, đảo Torres Strait và tây bắc Queensland.
Hoa Tràm Gió.
Công dụng của tràm gió
Tràm gió được trồng và sử dụng như nguồn nhiên liệu, làm than ở Đông Nam Á. Gỗ cây Tràm gió còn được dùng làm cột, sàn nhà, hàng rào,… Vỏ cây được dùng làm nguyên liệu để lợp, tráng kín thuyền,…
Người Úc bản địa đã sử dụng lá của loài này để chữa bệnh đau nhức, trị bệnh về đường hô hấp. Tại Thái Lan, lá tràm gió được sử dụng để chế trà thảo dược để trị bệnh.
Cây Tràm Gió được dùng chủ yếu để chiết xuất tinh dầu tràm gió Cajuput, hay còn gọi tắt là dầu tràm. Tnh dầu tràm gió trên thị thường hầu hết là từ loại Melaleuca cajuputi subsp. cajuputi.
Dầu Tràm chứ đến 60% 1,8 – cineole (Cineol), thành phần kháng khuẩn chính tạo nên tác dụng của của dầu. Dầu tràm gió được phân loại là không độc, không nhạy cảm (mặc dù kích ứng da có thể xảy ra ở nồng độ cao). Dầu tràm có nhiều tác dụng hữu ích như chữa bệnh đường hô hấp, an thần, điều trị giun, nhiễm trùng được sinh dục, đuổi côn trùng,…
Tinh dầu tràm gió Nguyên Hồng
Tinh dầu tràm được sử dụng để tạo hương vị cho thực phẩm, xà phòng, mỹ phẩm,… và trong liệu pháp hương thơm Aromatherapy.
+++> Xem thêm: Tinh dầu tràm gió – Khắc tính của muỗi, kiến và đồng bọn côn trùng trong nhà bạn!
2. Cây Tràm Trà
Tràm trà tên khoa học là Melaleuca alternifolia, là một loài thực vật có hoa trong Họ Đào kim nương. Loài này được Cheel miêu tả khoa học đầu tiên năm 1924. Cây Tràm Trà Melaleuca alternifolia có nguồn gốc từ châu Úc.
Đặc điểm riêng của cây tràm trà
- Cây tràm trà là cây bụi hay thân gỗ, cao tới 2 – 30m.
- Lá mọc so le, hình trứng hay mũi mác, dài 1 – 25 cm và rộng 0,5 – 7 cm, mép lá nhẵn, màu xanh lục sẫm hay xanh xám.
- Hoa mọc thành cụm dày dọc theo thân, mỗi hoa có các cánh hoa nhỏ và một chùm nhị mọc dày dặc. Màu hoa từ trắng tới hồng, đỏ, vàng nhạt hay ánh lục.
- Quả là dạng quả nang nhỏ chứa nhiều hạt nhỏ.
- Cây tràm trà phát triển tốt ở trên đất ẩm, dưới ánh nắng mặt trời.
- Phân bố chủ yếu ở New South Wales của Australia.
Cây tràm trà Tea Tree được trồng phổ biến ở Úc.
Công dụng
Cây tràm trà đã được sử dụng như là một liệu pháp chữa bệnh ho, cảm lạnh, chữa vết thương, trị đau bụng,… gần một thế kỷ ở Úc và hiện đang trở nên phổ biến hơn trên toàn Thế Giới.
Cây tràm trà được sử dụng chủ yếu để chiết xuất tinh dầu tràm trà Tea Tree. Tinh dầu tràm trà có tác dụng kháng khuẩn tại chỗ, trị mụn trứng cá, giảm viêm nhiễm, trị nấm, bệnh ngoài da… trị viêm xoang.
Tinh dầu tràm trà được sử dụng rộng rãi trong sản xuất mỹ phẩm, kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội đầu, nước súc miệng,.. bảo quản thực phẩm.
Hoa tràm trà
Bài viết giúp bạn phân biệt cây Tràm Gió và Tràm Trà qua đặc điểm riêng.
Tinh dầu được chiết xuất từ cây Tràm Gió – tinh dầu Tràm Gió Cajeput chủ yếu có tác dụng trị ho, chữa bệnh đường hô hấp, giảm đau nhức,… trong khi tinh dầu Tràm Trà Tea Tree nổi bật nhất với tác dụng kháng khuẩn, trị mụn, chữa bệnh ngoài da,…
Các bạn có thể tham khảo thêm các loại tinh dầu với đặc tính và công dụng khác tại: tinhdaunguyenhong.com